Hồng Sen tửu Tháp Mười được xác lập kỷ lục Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam




Viện trưởng Dương Duy Lâm Viên đã ban hành quyết định số 277/VRI-2021 về việc xác lập Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020 - 2021) trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. 



Theo đó, Hồng Sen tửu đã xuất sắc được lựa chọn xác lập kỷ lục Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam theo bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam. 



Nhờ được thiên nhiên ban tặng cho những cánh đồng sen bao la, bạt ngàn, người dân Đồng Tháp đã tận dụng để làm ra một loại rượu có hương vị đặc trưng, đó là rượu sen (hồng sen tửu). Rượu sen tao nhã, vị êm nồng, mùi thơm lừng của nếp, uống ngon, nhấm nháp một chén đủ để say nồng. Rượu sen là đặc sản, một thứ quà tặng mỗi khi ai đó có dịp về miền Tây Nam Bộ (Đồng Tháp) đều muốn mua về làm quà biếu tặng cho người thân, bạn bè.

Rượu sen (hồng sen tửu) được nấu theo cách truyền thống từ hạt sen, củ sen, tim sen, nếp và men bột sen vừa đủ. Rượu thường được ủ trong thời gian dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên nếu đã đủ độ thì có thể ủ trong vòng khoảng 3 tháng. Rượu sen (hồng sen tửu) có mùi vị vừa đặc trưng của sen vừa đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, rất thích hợp có mặt trong các bữa tiệc. Có dịp du lịch Đồng Tháp, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu “bí quyết” nấu rượu gia truyền của người dân trong vùng. Theo kinh nghiệm của những người nấu rượu vùng Đồng Tháp, cách nấu rượu sen cầu kỳ từ cách chọn nguyên liệu. Nhụy sen để làm nên loại rượu này phải được thu hoạch từ sớm, khi những hạt sương còn vương trên cây mới tạo được sự tinh túy và hương vị tự nhiên, tao nhã của sen.



Quy trình để nấu rượu sen rất công phu với công nghệ sản xuất gia truyền và hoàn toàn tuân theo một quy trình thủ công nghiêm ngặt. Các thành phần của sen như hạt, tim, củ… sau khi thu hoạch ở những cánh đồng sen về sẽ được làm sạch sẽ rồi ủ với men. Loại men này không giống với các loại men rượu bình thường mà được làm từ chính bột của hạt sen. Người ta thường ủ men kéo dài trong thời gian khoảng 7 ngày 7 đêm liên tục. Sau quá trình lên men, hỗn hợp này sẽ được cho vào lò trấu để nấu. Sau đó, tiếp tục được cho vào bình, chum đất hoặc sành đóng kín lại rồi chôn xuống đất. Tùy vào thời gian ủ dưới đất mà cho ra những giọt rượu mang đậm hương vị đặc biệt của sen.

Với sen, ngoài các sản phẩm chính là hoa sen, hạt sen, người dân còn tạo ra nhiều sản phẩm từ sen như rượu hồng sen tửu, sen sấy, trà tim sen, sữa sen, bột đậu nành hạt sen, bột đậu xanh hạt sen, gạo lứt hạt sen,…đã trở thành đặc sản nổi tiếng không chỉ tại Đồng Tháp mà còn tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các món ăn và đặc sản của địa phương sẽ được trao tặng chứng nhận Top, huy hiệu Top tại sự kiện Hội ngộ Top Việt Nam (dự kiến tổ chức vào ngày 26/04/2021 tại TP. Hồ Chí Minh)

Sau gần 10 năm triển khai, hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã tìm ra top 100 món ăn đặc sản và top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam, góp phần tôn vinh giá trị ẩm thực, đặc sản của 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Viện Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Top Việt Nam triển khai liên tục tại 63 tỉnh thành trên cả nước trong suốt 10 năm qua. Năm 2020, hành trình lại tiếp tục được triển khai và nhận được những phản hồi tích cực của các cơ quan ban ngành đoàn thể tại các địa phương trong cả nước. Từ đó góp phần tôn vinh giá trị ẩm thực, đặc sản của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam. 

Tiêu chí đề xuất, lựa chọn món ăn là mang hơi thở của Việt Nam. Các món ăn sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để chế biến, khẩu vị phù hợp với nhiều người, tốt cho sức khỏe…

Theo Quyết định công nhận, các món ăn, đặc sản của địa phương thuộc các TOP sẽ được công bố, giới thiệu trên cổng thông tin điện tử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Tổ chức Top Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu, trên các kênh truyền thông thuộc hệ thống Kỷ lục Việt Nam và thông báo đến địa phương. 

Đơn vị, tổ chức sở hữu cxasc TOP trên có trách nhiệm phối hợp cùng Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu (VietWorld) để quảng bá hình ảnh ón ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực Việt Nam đến 63 tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia có tổ chức Kỷ lục là thành viên của Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings).

Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020-2021) gồm có: gỏi sầu đâu khô cá lóc (An Giang), bánh khọt (Bà Rịa - Vũng Tàu), bánh tằm bì (Bạc Liêu), cơm trái dừa (Bến Tre), hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang), cua Năm Căn (Cà Mau), vịt nấu chao (Cần Thơ), hủ tiếu Sa Đéc (Đồng Tháp), gỏi cá trích (Kiên Giang), bún nước lèo (Sóc Trăng), bánh canh Bến Có (Trà Vinh), bánh giá Gò Công (Tiền Giang), bún chả cá Quy Nhơn (Bình Định), lẩu thả (Bình Thuận), phở khô (Gia Lai), bún bò (Huế), rau bò khai Ba Bể (Bắc Kạn), bánh đa cua (Hải Phòng), thắng cố Bắc Hà (Lào Cai), súp lươn (Nghệ An), chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)…

Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020-2021) là những quà tặng quen thuộc được nhiều người tặng nhau như: khô cá lóc Thoại Sơn (An Giang), kẹo dừa (Bến Tre), măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương), mật ong rừng U Minh (Cà Mau), bánh tét lá cẩm (Cần Thơ), nem Lai Vung (Đồng Tháp), muối tôm (Tây Ninh), cá thu một nắng Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), mì Củ Chi (TP.HCM), bánh ít lá gai (Bình Định), thanh long sấy khô (Bình Thuận), tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi), bánh cốm (Hà Nội)…

Hồng Sen tửu Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp: Được xác lập kỷ lục Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020 - 2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam

Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam đã công nhận Hủ tiếu Sa Đén và Lẩu chua cá Linh bông Điên Điển của tỉnh Đồng Tháp được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020 - 2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam. 

Bánh phồng tôm Sa Giang, Nem Lai Vung, Xoài Cát Chu Cao Lãnh cũng đã lọt vào TOP 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020 - 2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam.